Từ Giáo đô Vatican tối ngày Thứ Hai 28/4/2025 xin kính chào Cộng đồng Dân Chúa,
Hôm nay 28/4 là ngày Lễ Thánh Long Mộng Phố (Louis de Montfort), vị tác giả của tác phẩm thời danh về Thánh Mẫu Maria là cuốn "Thành Thật sùng kính Mẹ Maria" (TTSKMM), một tác phẩm đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trân trọng đọc và đã lấy khẩu hiệu của mình là "Totus Tuus" (TTSKMM, số 233). Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Vị Giáo hoàng được LTXC sai đến để đã mở màn cho "thời điểm thương xót" như ĐTC Phanxicô đã nhận định (6/3/2014), mà còn là vị Giáo hoàng được Thánh Mẫu Fatima sử dụng trong việc làm biến đổi lịch sử, ở chỗ ngài đã đọc Bí Mật Fatima phần 3 (cùng cho tiết lộ bí mật này ngày 26/6/2000), rồi sau khi đọc ngài đã hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, như Mẹ kêu gọi qua Chị Lucia từ năm 1929, và ngài chỉ đọc bí mật Fatima phần thứ 3 này sau khi ngài được Đức Mẹ cứu thoát chết ngày 13/5/1981. Cuối cùng, nhờ tác dụng của việc ngài cùng với các giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga ngày 25/3/1984, để rồi Nước Nga đã thực sự trở lại vào chính Lễ Giáng Sinh 25/12/1991, bằng cách từ bỏ cả chủ nghĩa lẫn chế độ cộng sản, đúng 10 năm sau khi ngài bị ám sát chết hụt, một sự kiện lịch sử được mở màn bằng biến cố Đông Âu tự giải thể Cộng sản năm 1989, bắt đầu từ Balan quê hương của ngài, sau đúng 10 năm ngài về nước với tư cách là giáo hoàng.
Đức cố Giáo hoàng Phanxicô, vị Giáo hoàng được LTXC tuyển chọn đến với chung nhân loại và riêng Giáo Hội được Người thiết lập để chữa lành một "thế giới ngày nay cần đến LTXC biết bao" (ĐTC GP 2: 17/8/2002), cũng như vị tiền nhiệm GP 2 của mình, ở chỗ biệt tôn Thánh Mẫu Maria, cho dù âm thầm hơn vị tiền nhiệm. Thật vậy, Vị Giáo hoàng Thừa sai Thương xót Phanxicô đã tỏ ra biệt tôn Mẹ Maria ở chỗ trước và sau mỗi chuyến tông du của ngài trong tổng số 47 chuyến trong giáo triều 12 năm, (trung bình 4 chuyến 1 năm, như Thánh Giáo hoàng GP 2 cũng 4 chuyến 1 năm: 104 chuyến trong vòng 26 năm), ngài đều đến với Đức Mẹ ở Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện và tạ ơn Mẹ. Trong giáo triều 12 năm 1 tháng 8 ngày của mình, ngài cũng đã thiết lập 2 lễ về Đức Mẹ: Năm 2018 ngài thiết lập Lễ Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội, lễ nhớ, vào ngày Thứ Hai ngày sau Chúa Nhật Hiện Xuống, và vào năm 2019 ngài đã thiết lập Lễ Đức Mẹ Loretto là lễ nhớ hằng năm vào ngày 10/12. Và điều nổi bật nhất chứng tỏ ngài biệt tôn Thánh Mẫu Maria đó là ngài để lại di chúc được an táng ở Đền Thờ Đức Bà Cả: "Tôi yêu cầu mộ của tôi được chuẩn bị tại hầm mộ ở gian bên, giữa Nhà Nguyện Paolina (Nhà Nguyện Đức Mẹ là Phần rỗi Dân thành Roma - Salus Populi Romani) và Nhà Nguyện Sforza của Vương Cung Thánh Đường".
Sau Lễ an táng ĐTC Phanxicô vào trưa Thứ Bảy 26/4/2025, thi thể của ngài được mang về an táng ở phần mộ theo di chúc của ngài. Tuy nhiên, cho tới hôm nay, sau khi đã viếng xác của ngài ở Đền Thờ Thánh Phêrô và đến Đền Thờ Đức Bà Cả để tham quan ngôi mộ ngài sẽ được an táng hôm sau, hai vợ chồng chúng tôi vẫn chưa thể vào viếng thăm một của ngài ở Đền Thờ Đức Bà Cả. Chúng tôi dự tính đến vào chiếu Chúa Nhật Lễ LTXC 27/4, nhưng vừa rời khách sạn, cách Đền Thờ Đức Bà Cả khoảng 1 cây số rưỡi, để bộ hành tới đó vào lúc 5 rưỡi chiều thì trời mưa không thể đến được bởi không có dù và đường đi trơn trượt.
Chiều hôm nay, Thứ Hai 28/4, vẫn bị mưa, chúng tôi vẫn chưa thể vào bên trong. Vì chúng tôi còn ở Roma cho đến hết Tuần Cửu Nhật Giáo Hội cầu cho ngài (26/4 - 4/5/2025) để Hành Hương Năm Thánh Lữ Hành Hy Vọng ở Roma và gần Roma, vẫn còn cơ hội để viếng mộ ngài khi có thể trước khi về Mỹ ngày 5/5/2025. Nhưng chính cơn mưa mà hôm nay chúng tôi ghé đến Đền Thờ Đức Bà Cả này lại càng cho thấy tấm lòng của cộng đồng Dân Chúa mộ mến vị Giáo Hoàng Thương Xót Phanxicô có lòng biệt tôn Đức Mẹ này đến như thế nào, ở chỗ như đã xếp hàng viếng xác ngài ở Đền Thờ Thánh Phêrô trong 3 ngày được phép, lại sẵn sàng đội mưa chịu lạnh che dù xếp hàng dài để được vào viếng mộ của ngài, như hình ảnh và video cho thấy dưới đây:
Cộng đồng Lữ Hành Hy Vọng Dân Chúa chờ được viếng mộ ĐTC Phanxicô